Hiện nay các cơ sở y tế đã phát triển rất nhiều dịch vụ khám và chẩn đoán khác nhau cho các chức năng của cơ thể con người. Tuy nhiên có một chẩn đoán từ lâu đã không được phát triển do đặc thù ngành y tế Việt Nam chưa có cơ sở đào tạo chuyên sâu đó là chẩn đoán thính lực. Thính giác là giác quan cực kỳ quan trọng của con người đóng vai trò tiếp nhập thông tin dưới dạng âm thanh phục vụ mục đích giao tiếp giữa người với người, mục đích học tập hay giải trí và nhận biết thế giới xung quanh.
Với sự gia tăng của các vấn đề thính giác không những ở người cao tuổi mà còn ở người trẻ tuổi. Ngành công nghiệp trợ thính đang phát triển mạnh mẽ và trở thành đòn bẩy tiếp theo sau các ngành nhãn khoa, nha khoa. Chăm sóc thính giác là lĩnh vực mà mọi cơ sở y tế nên phát triển sớm để dẫn đầu thị trường đầy tiềm năng này. Trước hết hãy tìm hiểu một số thông tin sau
Khác với thị giác là một giác quan chủ động khi chúng ta phải nhìn vào một sự vật để tiếp nhận thông tin và phải có đủ ánh sáng và sự tập trung tương đối thì ta mới nhìn được. Thính giác là một cơ quan tiếp nhận thông tin khá hiệu quả. Thính giác thu nhận âm thanh từ mọi hướng, con người có thể nghe mọi nơi mọi lúc, nghe nhiều người một lúc, nghe khi đang làm việc khác. Vì vậy thính giác là hết sức quan trọng.
Để đánh giá thính giác các nhà chuyên môn sử dụng một biểu đồ gọi là thính lực đồ. Thính lực đồ thể hiện cho khả năng nghe của một người với mỗi một loại âm thanh nhất định. Cụ thể hơn, đó là ngưỡng âm thanh bé nhất (tính theo đơn vị dBHL – Decibel) mà tai người đó phát hiện ra âm thanh ở một cao độ (tần số âm thanh) nhất định. Ví dụ ở tần số âm thanh 500Hz tương ứng với âm thanh của máy cắt cỏ, người có thính lực đồ 50dB chỉ nghe được các âm thanh có tần số 500Hz và độ lớn lớn hơn 50dB còn nhỏ hơn thì không nghe được.
Thông thường dải độ to của âm thanh sẽ ở mức từ 0 đến 100dB còn dải cao độ âm thanh từ 0 đến 8000Hz.
Máy đo thính lực là một thiết bị giúp khảo sát ra đồ thị nghe (thính lực đồ) của một người hay còn gọi là đo thính lực. Máy gồm một thiết bị điều khiển phát ra âm thanh có cường độ và tần số theo ý muốn của kỹ thuật viên đo và một tai nghe để người bệnh đeo lên tai và một bộ nút bấm phản hồi để người bệnh ấn xác nhận mỗi khi họ nghe được âm thanh.
Khi thính lực hai tai của bệnh nhân có sự chênh lệch thì có nguy cơ là tai nghe tốt hơn sẽ nghe hộ cho tai kém dẫn đến kết quả đo ở tai kém là giả, không phản ánh đúng tình trạng của tai kém. Do vậy nếu nghi ngờ tình trạng này xảy ra cần áp dụng phương pháp làm ù – masking. Trong đó, kỹ thuật viên sẽ phát ra một tiếng nhiễu trắng tại tai tốt để giữ nó bận rộn hoạt động, sau đó sẽ tiến hành đo ở tai kém. Để tiếng ù không bị quá to (over masked) thì âm lượng tiếng nhiễu trắng cần được kiểm soát theo công thức.
Máy đo thính lực cần trang bị thiết bị truyền âm theo đường xương để khảo sát thính lực đường xương. Nguyên nhân là một số trường hợp bệnh nhân có hệ thần kinh – ốc tai còn tốt nhưng do nguyên nhân cố một tổn thương ở khâu dẫn truyền từ tai ngoài, màng nhĩ, tai giữa chuỗi xương con khiến bệnh nhân nghe kém. Đo thính lực đường xương sẽ giúp phát hiện ra tình trạng này bằng cách truyền âm thanh rung động trực tiếp vào xương chũm để dao động đó đến thẳng với ốc tai (xem thêm về giải phẫu sinh lý nghe tại đây). Nếu phát hiện bệnh nhân nghe đường xương tốt và đường khí kém thì có thể kết luận bệnh nhân bị nghe kém dẫn truyền và việc điều trị ngoại khoa hoặc thuốc có thể cải thiện tình trạng nghe kém mà không cần sử dụng máy trợ thính.
Chúng ta đã biết máy trợ thính là một thiết bị hỗ trợ nghe cho những bệnh nhân nghe kém. Máy trợ thính dựa trên thông tin đầu vào là thính lực đồ của bệnh nhân nghe kém sẽ thu âm thanh môi trường khuếch đại lên phù hợp với ngưỡng nghe của bệnh nhân và giúp họ nghe được mọi âm thanh bình thường mà không bị bỏ lỡ thông tin. Vì vậy, thính lực đồ chính xác sẽ là thông tin quyết định tới việc hiệu chỉnh hoạt động của máy trợ thính.
Với các máy đo thính lực hiện đại, thường được thiết kế để kết nối sang phần mềm chỉnh máy trợ thính. Điều này giúp bớt đi khâu nhập dữ liệu thủ công và giúp quản lý tập trung cho phòng khám/cơ sở y tế của bạn. Với phần mềm quản lý dữ liệu bệnh nhân bao gồm thính lực đồ, nhĩ lượng, máy trợ thính đang sử dụng, các phiên hiệu chỉnh sẽ giúp bạn phục vụ khách hàng nhanh và chính xác, tối thiểu nguy cơ và chi phí.
Hiểu được tầm quan trọng của việc quản trị cơ sở thính học, thực hiện các phép đo thính lực tiện lợi nhanh chóng, Trợ Thính Phúc An đã mang tới Việt Nam giải pháp tổng thể cho cơ sở thính học hiện đại.
Một hệ thống mà bao gồm tất cả những gì bạn cần từ quản lý dữ liệu, tư vấn, hiệu chỉnh máy trợ thính. Đây là thiết bị tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong các chuỗi phòng khám thính lực tại châu Âu, Đài Loan, Singapore.
Những giá trị mà PRIMUS PRO mang lại cho bạn không thể đo đếm được và bạn nên cân nhắc đầu tư ngay từ đầu cho một lợi ích lâu dài.
Một số lợi thế mà bạn sẽ không muốn bỏ lỡ:
Quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng tập trung trên máy tính
Máy đo thính lực nhỏ gọn đầy đủ chức năng được thao tác trực tiếp từ máy tính giúp việc nhập liệu và đo thính lực đơn giản nhanh chóng
Kích thước nhỏ gọn tiện lợi khi cần mang đi di động và hình thức hiện đại giúp trang trí không gian phòng khám thêm hiện đại và lịch sự
Hỗ trợ mạnh mẽ việc hiệu chỉnh máy trợ thính
Tích hợp modul đo nhĩ lượng
Tích hợp modul soi tai
Tích hợp modul đo Real Ear Measurement được khuyến nghị với hiệp hội thính học Hoa Kỳ cho việc chỉnh máy trợ thính chính xác.
Tích hợp modul kiểm tra hoạt động của máy trợ thính
Phúc An Hearing với sự mệnh tiên phong mong muốn phát triển các dịch vụ thính học rộng rãi hơn để phục vụ người bệnh. Chúng tôi cam kết đồng hành chia sẻ chuyên môn với các đối tác từ khâu nghiên cứu khả thi, đào tạo, phát triển dịch vụ đo khám thính giác, phát triển các dịch vụ can thiệp trợ thính và cấy ốc tai điện tử. Chúng tôi mong muốn có nhiều hơn những bệnh viện, cơ sở thính học trên toàn quốc với kiến thức vững vàng và chất lượng chẩn đoán điều trị đảm bảo. Hãy liên hệ ngay để cùng trao đổi khả năng hợp tác.
TRÒ CHUYỆN NGAY CÙNG CHUYÊN GIA