Do có sự tương đồng trên nên rất nhiều gia đình hay thậm chí nhà chuyên môn trong thời gian trước đây thường xuyên nhầm lẫn là cháu bé bị tự kỷ. Một phần nguyên nhân khác là do hiểu biết của xã hội về vấn đề khiếm thính bẩm sinh ở trẻ em còn hạn chế nên ít ai nghĩ tới căn bệnh này.
Thực tế là trẻ khiếm thính thường có não bộ hoàn toàn bình thường trong khi trẻ tự kỷ thì đa phần lại có thính giác hoàn toàn bình thường. Cá biệt có một số trường hợp trẻ bị đa khuyết tật do mẹ mắc các bệnh truyền nhiễm trong thời kỳ mang thai thì có trẻ có thể có cả khiếm thính kèm các khuyết tật khác tự kỷ, chậm vận động, đục thủy tinh thể, bị bệnh giác mạc, tim bẩm sinh…
Tất cả trẻ sơ sinh nên được sàng lọc thính giác không trễ hơn 1 tháng kể từ ngày sinh. Khi trẻ không pass qua quá trình sàng lọc tức trẻ refer thì trong vòng 3 tháng sau đó, trẻ phải được chẩn đoán chi tiết tình trạng thính giác (mức độ mất thính giác, nguyên nhân). Khi đã có đủ thông tin về thính giác của trẻ, trong vòng 6 tháng tuổi, trẻ cần được can thiệp đeo máy trợ thính phù hợp để đưa sức nghe trở lại ngưỡng bình thường. Trong trường hợp mất thính lực nặng và sâu trẻ có thể được chỉ định cấy ốc tai điện tử sớm nhất có thể.
Độ tuổi vàng cho trẻ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ là từ 0-3 tuổi. Thậm chí từ tuần tuổi thai 16 trở đi thai nhi đã có thể nghe được âm thanh. Việc phát triển ngôn ngữ phụ thuộc hoàn toàn vào việc trẻ có nghe được âm thanh hay không. Càng nghe nhiều, càng nghe sớm thì “vùng vỏ não thính giác” của trẻ càng được phát triển. Nếu vùng này không được kích thích đủ thì sẽ kém phát triển hoặc trẻ có thể phát triển thành các kỹ năng khác. Khi đó, việc trị liệu phục hồi ngôn ngữ cho trẻ sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
Tuần | Sự phát triển của thai nhi |
4–5 | Tế bào bắt đầu hình thành khuôn mặt, não, mũi, tai, mắt. |
9 | Những vết lõm sẽ xuất hiện ở vị trí tai. |
18 | Thai nhi bắt đầu nghe được âm thanh. |
24 | Thai nhi trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh. |
25–26 | Thai nhi đáp lại âm thanh ở bên ngoài. |
Trẻ được nghe sớm và tích cực can thiệp sẽ có sự phát triển ngôn ngữ tiệm cận với trẻ bình thường và có khả năng đi học, giao tiếp, phát triển tốt hơn và từ đó có một cơ hội nghề nghiệp để hòa nhập với gia đình và xã hội.
Vì vậy, đừng vội cho rằng con mình bị tự kỷ mà đánh mất đi thời điểm vàng có thể giúp bé nghe được và hòa nhập trở lại.
Trẻ tự kỷ cũng nên cần được kiểm tra thính lực để đảm bảo trẻ được nghe rõ phục vụ cho quá trình dạy trẻ có được kết quả. Thực tế cho thấy có một số trẻ tự kỷ có hội chứng nghe kém đi cùng. Nếu trẻ được trợ thính kịp thời thì tức là cha mẹ đã mở ra một cánh cửa quan trọng để tiếp cận với tâm trí trẻ, giúp trẻ có cơ hội hòa nhập tốt hơn.
Hãy chia sẻ bài viết này nếu bạn cảm thấy hữu ích cho ai đó!
#Autism #Awareness #AidedHearing
TRÒ CHUYỆN NGAY CÙNG CHUYÊN GIA