Công nghệ đang thay đổi rất nhanh và rất khó để nắm bắt kịp thời những thông tin về máy vi tính, điện thoại cũng như máy trợ thính. Nếu bạn đã từng sử dụng máy trợ thính trước kia, thậm chí cả khi bạn đã biết về các công nghệ trợ thính trước kia, bạn vẫn có thể có một số quan điểm nhầm lẫn. Hãy cùng xem 1o điều dưới đây và chia sẻ kinh nghiệm của bạn nhé?
“Người ta thường nghĩ rằng đeo máy trợ thính tức là đã già” Chistine Pickup, một nhà thính học và giám đốc của trung tâm trợ thính Mt. Harrison Bang Idaho cho biết. “Ý nghĩ đó hoàn toàn không đúng nữa” cô cho biết có khoảng hai phần ba những người mất thính lực ở tuổi dưới 64. Nghe kém có thể có rất nhiều nguyên nhân và ảnh hưởng tới mọi độ tuổi khác nhau
Ngày nay máy trợ thính đã nhỏ hơn đáng kể và kín đáo hơn bao giờ hết, chúng còn còn có nhiều màu sắc khác nhau, giống như đồng hồ, ví và điện thoại. Có những máy trợ thính có thể đặt ẩn hoàn toàn trong ốc tai để không phát hiện thấy.
Cô Pickup, người đã lắp máy trợ thính 10 năm nay tại trung tâm, đồng ý rằng những máy trợ thính to, vướng víu đã lùi vào dĩ vãng. “Mọi người thường nghĩ máy trợ thính như một quả chuối to màu nâu ốp vào sau tai” cô nói. “Mọi thứ đã thay đổi rất nhiều, máy trợ thính hiện giờ rất sành điệu, kín đáo và dễ sử dụng”
Ai cũng biết những người đeo kính thuốc không phải tất cả đều là những người bị nhìn kém mức độ nặng. Cũng giống như vậy, máy trợ thính có thể hỗ trợ rất nhiều cho những người nghe kém mức độ nhẹ và trung bình. Nhiều dòng máy trợ thính chỉ chuyên dụng cho mức độ nghe kém nhẹ và trung bình. Kể cả với mức độ nghe kém nhẹ ( chỉ nghe được âm thanh to hơn 35dB) thì bạn vẫn có thể bỏ lỡ các âm thanh của con cháu, tiếng chim hót, các nốt nhạc quan trọng của bản nhạc yêu thích và nhiều hơn thế.
Việc quan trọng là phải điều chỉnh việc nghe kém ngay từ lúc đầu nó mới xảy ra do một số lý do khác nhau. “Có một mối liên hệ giữa nghe kém và mất nhận thức” Cô Pickup cho biết, “chúng ta nghe bằng bộ não, không phải chỉ bằng tai”. “Tai chỉ là bộ phận giúp chuyển âm thanh thành tín hiệu để não nhận biết. Kiểm soát khả năng nghe giúp ích cho trí nhớ, giúp con người kết nối xã hội và tất cả những thứ đó giúp chúng ta có một cuộc sống vui vẻ hạnh phúc hơn. Điều đó giúp bạn sống cuộc đời của mình thực sự chứ không chìm dần vào bóng tối của sự cô đơn”. Pickup cũng chỉ ra rằng, người nghe kém càng lâu thì càng mất nhiều thời gian để phục hồi khả năng hiểu do họ phải dịch nghĩa chính xác các âm thanh một lần nữa.
Nếu bạn lo lắng về số tiền mua máy trợ thính bạn nên nói chuyện với bác sỹ thính học của mình vì họ thường có những nguồn máy cũ, máy tài trợ máy cho mượn để giúp đỡ cho bạn. Ngoài ra bạn cũng nên tìm đến các tổ chức hỗ trợ người khuyết tật, hay các chương trình trả chậm nếu có.
“Đây là một điều nữa đã được thay đổi” Pickup cho biết. “Hơn ba mươi năm trước, mọi người luôn vất vả với máy trợ thính của mình, chỉnh to chỉnh nhỏ cho phù hợp và hầu như không vừa ý”. Nhưng ngày nay, máy trợ thính có thể được điều chỉnh rất nhanh chóng với các chương trình cài đặt sẵn cho các môi trường nghe khác nhau, một số còn tự động điều chỉnh và có điều khiển từ xa để chỉnh một cách kín đáo. Tuy nhiên bạn nên làm việc với bác sỹ thính học để có một chương trình phù hợp nhất.
Ngày nay, một số máy trợ thính có các chương trình giảm ù đặc biệt, trong đó phát ra các âm thanh nền hoặc các tính năng khác giúp giảm hiệu ứng ù tai. Bằng cách giảm hiệu ứng ù tai trong khi đồng thời tăng cường thính lực đặc biệt là đồng bộ âm thanh hai bên tai thông qua công nghệ không dây giúp tạo nên những chuyển biến to lớn trong việc điều trị ù tai.
Âm thanh đến từ mọi hướng. Tất nhiên, đeo máy trợ thính ở bên tai nghe kém là có ích, nhưng hai máy trợ thính kỹ thuật số sẽ tốt hơn một máy. Máy ở bên tai “tốt” sẽ thu âm thanh từ bên đó và truyền bằng sóng không dây sang tai kia giúp bạn nghe tốt hơn rất nhiều
Trong số bất cứ chuyên gia nào mà bạn lựa chọn từ luật sư hay nha sĩ, hãy chắc chắn rằng bạn cảm thấy thoải mái với chuyên gia chăm sóc thính lực của mình. Một số câu hỏi cần đặt ra:
– Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn của người chỉnh máy cần phù hợp với công việc của họ
– Triết lý và phương hướng tiếp cận với việc điều trị khiếm thính
– Kinh nghiệm chuyên môn
– Cam kết đối với cộng đồng của bạn
– Kinh nghiệm chuyên cho loại mất thính lực của bạn
– Có nhiều người giới thiệu
Ngược lại, việc tái khám là cách duy nhất giúp bạn chắc chắn rằng máy trợ thính của mình được hiệu chỉnh chính xác và tối ưu. Pickup sử dụng những công cụ đo âm thanh chuyên dụng để cho mục đích mà cô gọi là “bên kiểm chứng thứ 3” giúp kiểm tra xem máy trợ thính có hoạt động đúng hay chưa. Với một microphone rất nhỏ đặt bên trong ống tai, cô có thể nghe được máy trợ thính đang hoạt động như thế nào. “Bạn có thể thực sự đánh giá được máy trợ thính đang phát âm thanh như thế nào” thay vì chỉ dự đoán về hoạt động của máy trợ thính, bạn đo lường chính xác và hiệu chỉnh phù hợp.
Công nghệ này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ và người nghe kém nặng, những người có thể không có khả năng miêu tả xem máy trợ thính đang hoạt động như thế nào.
Điều trị khiếm thính khá là khác biệt so với điều trị các vấn đề về thị giác, và thông thường sẽ mất một vài lần hiệu chỉnh để máy trợ thính hoạt động đúng. Điều này một phần là để đảm bảo máy trợ thính hoạt động chuẩn xác, một phần là để chờ đợi não bộ có thời gian để làm quen và tự học lại âm thanh. Pickup cho biết điều bất ngờ lớn nhất đối với những người mới đeo máy trợ thính thì thế giới ồn ào bên ngoài là “không thể chịu nổi”
Do đó các bác sỹ thính học sử dụng những kỹ thuật chuyên biệt để giúp tối thiểu hóa sự bất ngờ của việc nghe lại một lần nữa. Thông thường sau lần hiệu chỉnh đầu, Pickup không chỉnh máy lên tối đa, mà cho phép người sử dụng tự tăng dần. “Thông thường mất khoảng 3 lần chỉnh để máy trợ thính nghe vừa tai” cô cho biết. “Mọi người cần dạy lại đầu óc mình cách để quên đi những âm thanh ồn ào” và cũng đồng thời học cách chú ý đến các âm thanh cần thiết. Ví dụ tiếng tíc tắc của đồng hồ hay tiếng ồn từ tủ lạnh là những âm thanh trước đó họ chưa nghe được, và cần có thời gian để họ dạy não bộ của mình bỏ qua âm thanh đó một lần nữa.
Sau một thời gian, chỉ còn có các âm thanh quan trọng là được chú ý tới. “họ có thể nghe được tiếng cháu nhỏ, không phải theo cách mà họ đã phải vờ như nghe thấy” Pickup chia sẻ.
Pickup giao cho bệnh nhân của mình phải tập để tự điều chỉnh ví dụ như đọc to để tự nghe 10 phút mỗi ngày. “Không đơn giản chỉ là lắp máy trợ thính cho một người và cho họ bước ra ngoài” cô cho biết.
TRÒ CHUYỆN NGAY CÙNG CHUYÊN GIA