Viết cho ngày rằm tháng 7, nhân tháng lễ Vu Lan ????????????????
Câu chuyện có thật từ một người trưởng thành.
Khi ta còn nhỏ, đó là quãng thời gian đẹp nhất vì được ở bên mẹ cha thật nhiều. Được cha mẹ nâng niu từng bữa ăn, giấc ngủ. Quả thực đó là quãng thời gian êm đềm nhất trong mỗi cuộc đời con người giống như nhạc sỹ Trần Tiến đã ví von “Tuổi thơ như chiếc gối êm, êm cho tuổi già úp mặt”.
Lớn hơn chút nữa, chúng ta ở vào tuổi học sinh với bộn bề sách vở trong những cái đầu lùng nhùng những cảm xúc của tuổi mới lớn. Chúng ta cũng không thực sự để ý đến cha mẹ chúng ta như thế nào. Họ đi làm vất vả ra sao, họ ăn món gì, lo nghĩ điều gì. Chỉ có cha mẹ chúng ta vẫn quan tâm, để ý đến từng thay đổi của chúng ta, từ những dấu hiệu của tuổi dậy thì hay những câu truyện hàng ngày ở trường lớp.
Rồi anh ấy, cô ấy trở thành tân sinh viên, rời xa làng quê đi học nơi thành phố, xa một chút khỏi vòng tay bố mẹ để học cách tự lập. Đó là lúc chúng ta bắt đầu biết nghĩ nhiều hơn về gia đình, biết nhớ nhung mỗi buổi chiều tà. Biết gọi điện hỏi han. Cha mẹ ta vẫn quan tâm, vẫn lo lắng thăm nom, vẫn cặm cụi làm ăn để có tiền cho con trang trải cuộc sống và học phí nơi thành thị. Tôi vẫn còn nhớ như in những lần mẹ bắt xe bus từ quê ra xách theo rất nhiều đồ ăn ra thăm phòng trọ của con. Hỏi han lo lắng đủ điều. Dặn dò đủ điều rồi lại tất tả đi về. Đôi vai gầy của mẹ đã có nhiều dấu vết của thời gian của một đời lao động vất vả.
Rồi vài cái Tết trôi qua chúng ta cũng ra trường và kiếm được những công việc. Áp lực công việc, giấc mơ lập nghiệp nơi thành phố lại níu chân ta. Nếu thuận lợi có một công việc tốt thì bố mẹ lại động viên ta lập gia đình sớm, “ổn định sớm”. Bố mẹ vẫn chưa yêu cầu điều gì từ chúng ta cả. Bố mẹ vẫn khỏe, vẫn làm lụng bình thường. Lúc này hai ông bà mới bắt đầu có một chút thảnh thơi, ông đi cầu lông, bà đi chùa chiền.
Rồi gia đình nhỏ đó em bé, nơi thành thị với mức lương khiêm tốn của hai vợ chồng vẫn cần đến sự trợ giúp từ ông bà để nuôi con nhỏ. Lúc này, ông bà lại thay nhau lên chăm cháu cho vợ chồng nó tập trung đi làm. Cứ như vậy cho đến khi đứa lớn đứa nhỏ cứng cáp đi học cả rồi ông bà mới lại được sống cho bản thân. Lại vài cái Tết nữa trôi qua.
Thế rồi, anh ấy, cô ấy sau nhiều năm cống hiến cho công ty cũng được đề bạt lên sếp. Tết này anh muốn sửa cái nhà cho bố mẹ, sắm cho bố mẹ cái này cái kia, mua sâm, mua đông trùng hạ thảo, mua yến bồi bổ cho mẹ. Anh muốn bố mẹ phải thật tự hào về mình. Thế nhưng….
Cuộc gọi điện thoại hôm nay làm anh thực sự cụt hứng:
– “Bố ơi, con báo tin vui cho bố, con mới được lên sếp, được tăng lương đấy bố ạ” anh Hào hứng kể rất nhiều về những dự định của mình cho Tết này.
– “ừ, được rồi, có gì về nhà nói chuyện, nói qua điện thoại này khó nghe lắm con ạ!
– Sao thế bố? bố không vui à
– ừ ừ, về rồi nói nhé. Cúp máy.
Linh cảm thấy bố rất lạ anh bố trí một ngày nghỉ phép mấy ngày để về thăm quê. Những ngày anh ở nhà anh như được sống lại tuổi thơ. Tuổi thơ mà anh tưởng như đã lãng quên trong ngôi nhà cũ kĩ này. Mọi đồ vật vẫn vậy, dù đã rất cũ nhưng ông bà không chịu vứt đi cái gì. Anh chợt quặn lòng nhận ra dấu ấn của thời gian trên mọi vật, và ngay cả trên mái tóc, dáng đi, khóe mắt của cha mẹ anh.
Mẹ anh nói mấy năm nay bố dường như thay đổi tính nết, ít nói chuyện hơn, không ra ngoài chơi nhiều. Hỏi gì cũng hở hả không tập trung nghe hay sao ấy. Rồi ông cũng hay cáu gắt với bà vì bảo rằng bà hay to tiếng với ông. Mỗi lần xem TV thì ông bật rất to, cả xóm nghe được. Hôm trước ông đi khám ở bệnh viện huyện do chóng mặt thì huyết áp lên 180 phải uống thuốc rồi đấy.
Anh giật mình nhận ra rằng đây không phải là người bố mà anh từng biết. Dường như ông đang ngày một rời xa anh, rời xa gia đình. Đặc biệt, ông nghe và giao tiếp rất kém
Tìm hiểu trên mạng với các từ khóa như nghễnh ngãng, lãng tai ở người già anh mới biết rằng:
Tỷ lệ rất lớn người cao tuổi, đặc biệt là nam giới bị suy giảm sức nghe do tuổi tác và nhiều yếu tố khác. Và nghe kém chính là sát thủ thầm lặng đang ngăn cách bố anh với thế giới xung quanh, khiến ông ngày càng cô độc, căng thẳng. Nghe kém ở người cao tuổi còn làm tăng huyết áp, đẩy nhanh tốc độ suy giảm nhận thức.
Anh đau lòng cảm thấy mình từ lâu đã quá vô tâm. Giá như anh biết để đưa bố đi khám kiểm tra sớm hơn.
Không để mất thêm một chút thời gian quý báu nào nữa. Anh quyết tâm đem trở lại thế giới âm thanh cho người cha già để ông có thể vui sống quãng đời tuổi già mà ông xứng đáng được hưởng. Và để mẹ anh không phải vất vả và buồn thêm nữa.
Sáng ngày mai anh sẽ đưa bố đi kiểm tra thính lực và lắp tai nghe trợ thính.
Các bạn thân mến, Âm Thanh là một thành tốt quan trọng của sự sống và thính giác là một trong những giác quan quan trọng nhất của con người. Thính giác giúp chúng ta kết nối với thế giới xung quanh, với người thân, bạn bè. Người cao tuổi nghe rõ sẽ minh mẫn hơn, sống khỏe và sống thọ hơn. Hãy hành động ngay để giành lại người cha thân yêu đừng để rào cản thính lực khiến người thân âm thầm rời xa chúng ta.
Đây là một câu chuyện rất điển hình trong rất nhiều gia đình chúng tôi đã giúp trợ thính cho cha mẹ. Còn nhiều câu chuyện đáng buồn hơn khi rất nhiều người gọi cho chúng tôi yêu cầu tới bệnh viện lắp máy cho cha mẹ để tiện chăm sóc hay để nói những lời cuối cùng.
Hơn 70% người cao tuổi bị nghe kém và họ thực sự cần được quan tâm, cần được giúp đỡ. Hãy chú ý khi người thân của bạn có các dấu hiệu sau:
– khó nghe nơi đông người
– khó nghe khi người đối diện đeo khẩu trang
– khó nghe điện thoại, phải mở loa to
Suy giảm thính lực ở người cao tuổi là một quá trình dần dần nên khá khó để nhận biết. Tốt nhất bạn nên chú ý và đưa người thân đi kiểm tra thính lực nếu có một trong các dấu hiệu trên hoặc kiểm tra định kỳ hàng năm.
Suy giảm thính lực ở người cao tuổi có nguyên nhân do sự suy giảm của tế bào thần kinh trong ốc tai do tuổi tác. Ngoài ra những người có yếu tố nguy cơ cao như: tiểu đường, tim mạch, hóa xạ trị, uống nhiều thuốc, tiếng ồn nghề nghiệp, di truyền, cựu chiến binh,…cần được chú ý nhiều hơn đến vấn đề nghe.
Suy giảm thính lực không chữa trị dẫn tới suy giảm chức năng hệ thần kinh thính giác và vùng não ngôn ngữ ngày một trầm trọng do ít được kích thích. Điều này dẫn tới nhiều hệ lụy với tinh thần như stress, cô đơn, tủi thân, ngại giao tiếp… có thể dẫn tới tăng huyết áp, dễ bị té ngã.
Người cao tuổi suy giảm thính lực có thể sử dụng máy trợ thính và cần được đo khám tư vấn cẩn thận để có thể dùng được lâu dài và thoải mái không tạp âm. Khi thời gian đeo máy đủ dài sẽ có những tác động tích cực tới tâm lý phấn chấn hơn, sức khỏe tinh thần thể chất cải thiện minh mẫn và linh hoạt hơn.
Hành động ngay bằng một việc đơn giản. Đưa người thân đi đo tai.
Nếu bạn có duyên đọc được bài viết này của tôi. Hãy liên hệ với tôi để tôi đo thính lực miễn phí cho cha mẹ bạn.
Cựu chuyên gia đào tạo tập đoàn trợ thính SIEMENS