NHỮNG ĐIỀU BA MẸ NÊN LÀM KHI CHUẨN BỊ CHO CON ĐI HỌC HOÀ NHẬP CỦA TRẺ KHIẾM THÍNH
Theo FB Phụ Huynh bé Hà Anh
Bé Hà Anh nhà tôi cấy điện cực ốc tai 1 bên (bên còn lại cũng điếc sâu nhưng ko thể cấy cũng như đeo trợ thính), con vào lớp 1 sau 2 năm cấy đcot, ngôn ngữ còn nghèo và sức nghe ko phải là tốt nhất. Con học trường công lập bình thường, trong suốt 9 năm qua, Hà Anh may mắn luôn dc bạn bè, thầy cô (chủ nhiệm và bộ môn), các bác phụ huynh trong lớp yêu thương, jup đỡ, chia sẻ, phải nói là con được lớn lên trong tình yêu thương hết mực, nên con rất tự tin, hạnh phúc và phát huy dc hết điểm mạnh của con. Gia đình rất cảm động và ghi nhận điều đó.
Hôm nay là 1/9, lại 1 năm học mới bắt đầu, nhiều ba mẹ đăng tâm sự chia sẻ cảm giác ngày đầu tiên đưa con đi học hoà nhập. Thật đồng cảm và chia sẻ với các ba mẹ.
Nay Tôi xin mạn phép chia sẻ lại 1 chút kinh nghiệm của bản thân ngày đầu tiên đưa con đi học hoà nhập với các ba mẹ có cùng cảnh ngộ!
? Ba mẹ luôn cài đặt trong tâm thức rằng con mình là 1 người bình thường, nghe kém nhưng đã có thiết bị hỗ trợ rồi, cũng như người mắt kém đeo kính, nên mọi cư xử, hành động với con đều phải như đối với 1 đứa trẻ bình thường khác!
? Ba mẹ truyền tải thông điệp trên với ông bà (đặc biệt ông bà ở cùng gia đình), với hàng xóm, với cô dì chú bác, tất cả những người có tiếp xúc với con hàng ngày. Thậm chí chúng tôi còn ra “tối hậu thư” là những thành viên trong gia đình mà có cư xử bất bình đẳng với con (như ưu ái hơn, chỉ trỏ, thử sức nghe, trêu tròng, phân biệt, uỷ mị, thương hại, than vãn, hay dùng cử chỉ ra dấu khi muốn nói chuyện với con…) đều có thể bị “cách li”, hạn chế tiếp xúc với con.
? Xác định rõ ràng Ba mẹ là người chịu trách nhiệm chính trong việc trị liệu ngôn ngữ, rèn luyện sức nghe cho con dưới chỉ dẫn của chuyên gia từ hãng cũng như ba mẹ liên tục tự học hỏi (qua mạng/sách) và giao lưu học hỏi từ các ba mẹ đã thành công với con khiếm thính đi trước. Chưa bao giờ và không bao giờ “trăm sự nhờ thầy/cô/chuyên gia”, 1 phần nào đó thì có, chứ “trăm sự” thì KHÔNG!
? Con không cần học chữ viết hay kiến thức lớp 1 trước khi vào tiểu học (đó là việc/nhiệm vụ của cô giáo lớp 1 – cả năm lớp 1 trẻ chỉ cần biết đọc, biết viết thôi mà), ba mẹ hãy dành thời gian luyện sức nghe và bổ sung ngôn ngữ, từ mới, tập trung luyện nghe-hiểu cho con.
? Ba mẹ nên gặp thầy/cô hiệu trưởng của trường con sẽ học lớp 1 trước, nói rõ tình trạng sức nghe của con, tính cách, thói quen, điểm mạnh/điểm yếu của con (cái này ba mẹ nên nghiêm túc nhìn nhận/đánh giá con mình 1 cách rõ ràng, chứ ko uỷ mị hay khiếm tốn hay nói xã giao kiểu: “cháu nhà em còn non nớt lắm, trăm sự nhờ cô/thầy” – không bao giờ nói thế, kể cả con mình có thế cũng ko nói chung chung như thế, mà phải chỉ ra dc là con non chỗ nào, non điểm gì, cần làm gì để khắc phục, và đồng thời cũng phải nói đc điểm mạnh của con. Không 1 đứa trẻ nào ko có điểm mạnh cả, ba mẹ ko nhận diện dc điều này hà cớ gì yêu cầu cô giáo hay nhà trường nhận diện jup con mình cơ chứ! Sau khi cung cấp thông tin của con cho hiệu trưởng, thì trình bày đến sự mong đợi của gia đình: mong cô tạo điều kiện, xếp con vào lớp có thầy cô chủ nhiệm có kinh nghiệm, hoặc có tâm, hoặc phù hợp nhất để dẫn dắt con – đặc biệt trong năm đầu tiên này. Tiếp sau là trình bày quan điểm giáo dục của gia đình (sẽ đồng hành cùng con, phối hợp với cô giáo đề jup con học tập, luôn để cho con có cơ hội trải nghiệm để cứng cáp dần lên chứ ko làm hộ, làm thay…). Túm lại, gặp hiệu trưởng cần nêu dc mấy điểm:
? Gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm, tiếp tục trao đổi thông tin:
Tại sao phải gặp gv chủ nhiệm và cả hiệu trưởng? Để việc giáo dục, đối xử với con mình (và nhiều trường hợp hoà nhập tương tự nữa) phải dc thống nhất/chỉ đạo từ trên xuống dưới, gv chủ nhiệm còn bao việc phải làm, nếu ko dc sự hợp tác của gia đình trẻ, ko dc sự cổ vũ, tạo đkien (thậm chí là chỉ đạo) của hiệu trưởng, gvien chủ nhiệm sẽ ko ưu tiên thời gian cho việc này. Từ nhà trường đến gv nắm dc vde, họ sẽ nhận ra dc sứ mệnh của họ, vai trò của họ dc ghi nhận, việc đồng hành cùng con cũng là 1 trải nghiệm mới trong sự nghiệp giáo dục của họ, họ sẽ nghiêm túc và hào hứng làm và mong chờ kết quả sau 1 năm – đó cũng chính là thành quả của họ, của nhà trường…
? Buổi họp phụ huynh đầu năm học, xin cô giáo chủ nhiệm 5-7 phút để đứng lên trao đổi với các bác phụ huynh trong lớp:
? Kết nối với cô giáo chủ nhiệm hàng ngày, lắng nghe cô cập nhật về năng lực học tập của con trên lớp, nếu bài vở con chưa theo kịp (chủ yếu do nghe ko rõ) tối ba mẹ cùng con học lại 1 lần, rồi cùng nhau xem trước bài ngày mai học, xem có “từ mới” nào ko? (Từ mà con nghe rõ, nhưng chưa hiểu nghĩa – gọi là từ mới) để ba mẹ giải nghĩa cho con hiểu, mai lên lớp con sẽ theo kịp các bạn… – chỉ học từ mới, ko cần học kiến thức nhé – kiến thức để dành cho thầy cô. Phương pháp này nhà mình áp dụng trong suốt 8 năm qua, rất hiệu quả và con thêm dc rất nhiều vốn từ.
? Bất cứ khi nào đổi giáo viên mới, ba mẹ lại lặp lại từ đầu. Lên cấp 2-3 cũng tiếp tục như vậy!
? Khi gặp bất cứ trường hợp phân biệt đối xử nào, cần trao đổi với cô giáo chủ nhiệm nhờ cô can thiệp 1-1 với bạn kia trước, ko bêu tên trước lớp. Bất khả kháng thì ba mẹ gặp gỡ riêng phụ huynh kia để trao đổi, ko làm to chuyện…
? Hàng ngày, ngoài dạy thêm vốn từ, củng cố kiến thức, ba mẹ liên tục truyền sự mạnh mẽ, tự tin, kĩ năng xử lí tình huống xấu cho con. Ví dụ, nếu có bạn đòi sờ vào tai nghe/nghịch/giật tai nghe của con, con sẽ làm như thế nào (nên đặt câu hỏi và lắng nghe cách xử lí của con), nếu thấy hợp lí rồi thì thôi, chưa hợp lí thì ba mẹ hướng dẫn cho con. Nhà mình hướng dẫn con giữ gìn tai nghe, nói cho con là nó rất quan trọng với con và rất đắt tiền, nếu hỏng hoặc mất ba mẹ ko có tiền để mua nữa, hãy bảo vệ nó. Nếu có bạn muốn sờ vào, con hãy đưa tay che tai nghe để bảo vệ, nếu bạn cứ tiếp tục đòi sờ, hãy tét nhẹ vào tay bạn, nếu bạn vẫn tiếp tục, cứ mạnh tay đánh vào tay bạn, chỉ dc đánh vào tay bạn cho đến khi bạn dừng lại và con tìm cô giáo để nói cho cô biết chuyện… Dù thế nào cũng cần cho con biết cách bảo vệ mình và tai nghe các ba mẹ ạ. Trong năm lớp 1-2, Hà Anh đã tét tay 1 số lần, 1 số bạn đó, và hiện tượng này đã giảm và mất hẳn từ lớp 3 trở lên.
? Điều quan trọng hơn cả, luôn kích thích con kể lại chuyện học hành và chơi với bạn trên lớp, con vừa có cơ hội rèn luyện văn nói, văn kể, tóm tắt chuyện, thêm ngôn từ và ba mẹ cũng nắm dc tình hình trên lớp của con để kịp thời ứng biến cũng như sự kết nối giữa ba mẹ và con dc liên tục, ba mẹ nắm dc diễn biến tâm lí của con để jup đỡ con kịp thời. Không uỷ mị, không thương hại con, ko than thở kiểu: khổ thân con tôi, nhìn sót xa quá, nhìn tội nghiệp quá, thương con quá, con thiệt thòi quá… tất cả những sự bi luỵ ấy ko jup con và tình hình sáng sủa lên đâu các ba mẹ ạ! Bản thân ba mẹ cần lạc quan, mạnh mẽ, tin tưởng vào tương lai của con ở phía trước, tin tưởng vào moo trường giáo dục mình đã lựa chọn cho con, mình hoàn toàn có thể thay đổi cục diện dc, và con mình cũng vậy!!!
Ba mẹ ơi, chúng ta “CHỈ CHO CON ĐƯỢC NHỮNG GÌ CHÚNG TA CÓ”. Khi chúng ta còn lo lắng, đặt câu hỏi kiểu: “ko biết con em có bị bạn bắt nạt ko?”, “ko biết con em có tự tin không?”, “em lo con nhút nhát thế này thì ko hoà nhập được”… là chính ba mẹ đang nhút nhát, chính ba mẹ đang mất tự tin… thì làm sao trao truyền năng lượng tích cực cho con được???!!!
Thay vào đó hãy đặt câu hỏi dạng tìm giải pháp: “làm gì giúp 1 đứa trẻ khiếm tính tự tin hoà nhập?”, “cách jup con đối diện với bạn đồ nghịch/nghịch máy trợ thính?”, “cách ứng xẻ của phụ huynh và trẻ khi bị phân biệt đối xử trong lớp học hoà nhập hay trong cộng đồng”… hãy tập trung vào giải pháp, ta sẽ thấy hàng trăm ngàn phương cách jup con. Đừng tập trung vào vấn đề, đau đầu, bế tắc và bi luỵ lắm các ba mẹ ơi!!!!
Bởi vậy, hãy mạnh mẽ, hãy lạc quan, hãy tự tin lên nhé các ba mẹ!
TRÒ CHUYỆN NGAY CÙNG CHUYÊN GIA